Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Ca Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Ca Sĩ » Khánh Ly Tự Sự Về Nỗi Lòng Xa Xứ Trong Đêm 'Cúi Xuống Thật Gần' Ca Sĩ: Khánh Ly    
Ngày Đăng: 11 Tháng 01 Năm 2016

Danh ca kể hành trình sống từ lúc rời Hà Nội, cuộc đời phiêu dạt, "lần mò leo mãi những vách sầu" tới khi trở về, giữ nguyên vẹn tấm lòng để sẻ chia với mọi người.

Đêm nhạc Cúi xuống thật gần mở đầu sự trở về của Khánh Ly trong năm 2016, nối tiếp những cuộc trở về trước đó. Kịch bản chia ba phần mạch lạc và xuyên suốt, mỗi phần đều gắn kết chặt chẽ bằng ca từ các bài hát, với mối nối là những chia sẻ của Khánh Ly.

"Tôi trở về đây sau 60 năm. Tôi tự hỏi một đời người có mấy lần được 60 năm? Ngày tôi rời xa Hà Nội, Hà Nội trong ký ức tôi thật xa vời, lãng đãng. Bây giờ tôi trở về, không biết có còn ngày về nữa không nhưng Hà Nội đã trở thành kỷ niệm trong lòng tôi. Tôi trở về đây, khi mình cũng đã trở thành quá khứ, thành kỷ niệm của Hà Nội. Nếu mai này tôi ra đi, Hà Nội là kỷ niệm trong lòng tôi. Ngày hôm nay tôi gửi nỗi lòng của mình đến người Hà Nội, trong lòng Hà Nội", Khánh Ly mở đầu.

Ca khúc Hướng về Hà Nội mở màn, dẫn về ký ức buổi đầu chia ly. "Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu. Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều". Trên bước đường tha hương, con người ấy vẫn mơ đến Một sớm mai về. Mơ ước chưa thành khiến lòng người đi luôn khắc khoải câu hỏi: "Ngày ấy bao giờ?".

Khánh Ly trên sân khấu đêm nhạc "Cúi xuống thật gần".

Khánh Ly thành thật hơn bao giờ hết khi nói: "Đôi khi ở rất xa, tôi thường hay nghĩ sống hay chết tử tế thì nơi nào cũng là quê hương của mình. Nghĩ là nghĩ vậy thôi nhưng trong tận đáy lòng, mình vẫn phải biết là mình từ đâu đến. Tấm lòng hoài mong ngày về đôi khi không thể nói với ai được, chỉ có thể nói với bóng đêm... Khi trở về hàng cây năm xưa đã lớn lắm rồi, chỉ có mình mãi mãi không thể lớn. Có thể khi đã bị tách lìa ra khỏi quê hương, tôi đã không thể trưởng thành được, để lúc nào cũng mơ, hoài niệm về nơi mình đã ra đi từ những ngày bé thơ".

Trong chương thứ nhất, hai ca sĩ hải ngoại là Quang Thành và Kim Anh giúp Khánh Ly khắc họa rõ hơn nỗi lòng người xa xứ mơ ngày về quê hương.

Cao trào đêm nhạc là chương hai với những ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn - những bài hát về thân phận quê hương, con người trong chiến tranh.

Đây là một trường đoạn dữ dội với sự kết hợp của âm nhạc, lời ca, sân khấu, ánh sáng. Trên bối cảnh đó, chất giọng rền, trầm của Khánh Ly bình thản cất lên càng khắc sâu ám ảnh dai dẳng về những đau khổ của phận người. Đó là loạn ly, chết chóc: "Ghế đá công viên, dời ra đường phố. Người già co ro, chiều thiu thiu ngủ. Người già co ro, buồn nghe tiếng nổ. Em bé loã lồ, khóc tuổi thơ đi".

Trên sân khấu, trong thứ ánh sáng ma mị và khói lạnh, những vũ công treo mình lơ lửng giữa không trung tạo ấn tượng thị giác mạnh với người xem. Những khốc liệt của chiến tranh tiếp tục được thể hiện qua ca khúc Một buổi sáng mùa xuân. "Một buổi sáng mùa xuân. Một đứa bé ra đồng. Đạp trái mìn nổ chậm. Xác không còn đôi chân". Sân khấu như biến thành nghĩa địa với những ngôi mộ thiên chúa màu trắng.

Khánh Ly hát "Người già và em bé".

Giữa bối cảnh tang thương đó, người ca sĩ hát: "Xin cho mấy che đủ phận người. Xin cho tôi một sáng trời vui. Xin cho tôi đến tận nụ cười. Cho tôi quên một nấm mộ tươi...".

"Tôi muốn nói với người trẻ là có lúc chiến tranh đã đi qua trên quê hương của chúng ta, trên tuổi trẻ của chúng tôi. Nhưng ngày hôm nay, chúng tôi gặp lại những gương mặt, ánh nhìn, nụ cười thân ái, như ngày nào chúng tôi đã hy vọng". Khánh Ly hát: "Ta đã thấy gì trong đêm nay. Cờ bay trăm ngọn cờ bay... Mặt đất ưu tư đã mở nụ cười". Con người ấy "chờ nhìn quê hương sáng chói" và hân hoan với bài ca thống nhất Huế - Sài Gòn - Hà Nội.

Đi qua khốc liệt, dữ dội, Khánh Ly trở lại tâm sự về thân phận con người trong đời sống bình thường với tình yêu, sự cô lẻ, ngậm ngùi trong chương ba. Lệ Quyên góp chuyện với Đêm đông, Ru ta ngậm ngùi... Khánh Ly trở lại với "Áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau" (Hạ trắng), "Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau" (Diễm xưa).

Danh ca chia sẻ con người ta đến với cuộc đời này cũng chỉ là ở trọ, như Trịnh Công Sơn viết: "Ta lần mò leo mãi. Không qua được vách sầu... Ô hay tại sao ta sống chốn này. Quay cuồng mãi hoài có gì vui". Khánh Ly nói: "Nhưng con người vẫn phải sống bởi đời sống vốn vậy" bởi "Có một lần mất mát mới thương người đơn độc. Có oằn mình khát khao mới hiểu được tình yêu".

Ca khúc Đời đá vàng của Vũ Thành An vang lên trước khi dẫn vào phóng sự về những công việc từ thiện của Khánh Ly, để rồi đi tới phần kết với ca khúc chủ đề của liveshow - Cúi xuống thật gần. Khánh Ly nói bà chỉ ước mơ một điều là trong đời sống của mình cố gắng làm điều rất nhỏ cho người khác, đó cũng xem như là hạnh phúc.

Cuối cùng, nữ ca sĩ trở về với ca khúc Quê hương. Và thông điệp sau cùng, Khánh Ly dẫn lại lời Trịnh Công Sơn: Đời sống có ra sao đi nữa, hãy giữ cho mình một tấm lòng, dù chỉ Để gió cuốn đi.

Khánh Ly cùng dàn em bé thể hiện ca khúc "Cúi xuống thật gần".

Giọng hát Khánh Ly ở tuổi 71 không còn được tốt và khán giả nhận thấy rõ có những đoạn bà hát bị rè. Thế nhưng câu chuyện bằng âm nhạc của Khánh Ly, những chia sẻ của bà vẫn lôi cuốn người nghe.

Dưới bàn tay của đạo diễn Việt Thanh, lần đầu tiên khán giả không chỉ được "nghe Khánh Ly hát" mà còn được "xem Khánh Ly hát". Mỗi ca khúc đều được đầu tư sân khấu với sự kết hợp ánh sáng, màu sắc, hoạt cảnh giàu tính văn học, ẩn dụ, triết học. Ban nhạc không nằm giữa mà được giấu qua một bên để dành toàn bộ sân khấu cho việc tạo dựng các bối cảnh. Sự hỗ trợ của màn hình chiếu ba bên khiến không gian được mở rộng. Đặc biệt, sân khấu của trường đoạn Trịnh Công Sơn và những ca khúc da vàng đầy kịch tính. Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) Trương Nam Tuấn - khán giả đi xem chương trình - đánh giá cao đạo diễn, cho rằng đây là một người trẻ nhưng từng trải và có nghiên cứu sâu rộng để viết nên kịch bản đầy tính nghệ thuật.

Tuy nhiên, việc tạo dựng quá nhiều hoạt cảnh, gần như mỗi bài hát đều là một hoạt cảnh với nhiều diễn viên trên sân khấu khiến khán giả có cảm giác mệt mắt. Trong đoạn cuối, người xem đã trọn vẹn cảm xúc khi Khánh Ly hát Cúi xuống thật gần với những em bé thắp nến đứng xung quanh. Thay vì một cái kết giản dị cho ca khúc cuối cùng - Để gió cuốn đi, đạo diễn tiếp tục cho một đoàn em bé cầm hoa, dàn bè, diễn viên múa góp mặt sân khấu khiến cái kết giảm bớt sự lắng đọng.

Dù đã nhiều lần trở về hát tại Hà Nội trong hai năm qua, Khánh Ly vẫn nhận được nhiều tình cảm của công chúng. Khán giả ngồi kín và nhiều người đứng chật hai lối đi của Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội tối 10/1. Đa phần người nghe Khánh Ly đều lớn tuổi và gắn bó với âm nhạc của bà từ hơn 40 năm trước. Vợ nhà văn Chu Lai - nhà văn Vũ Thị Hồng, người từng là phóng viên mặt trận - cho biết đã nghe Khánh Ly từ những năm 1970 - 1975 khi còn ở trong rừng. Ngày thống nhất đất nước, về Sài Gòn, bà cùng mọi người tới quán cà phê và yêu cầu được nghe Khánh Ly hát Trịnh Công Sơn. Bà nói ngày đó quán không dám mở công khai và họ đã rất ngạc nhiên với yêu cầu của những người thường được gọi là "phe cộng sản". Bà cho rằng tiếng hát của Khánh Ly cùng nhạc Trịnh nói hộ rất nhiều điều trong cuộc sống.

Kết thúc đêm nhạc, khán giả vây chặt Khánh Ly khiến nữ ca sĩ liên tục phải đề nghị mọi người không chen lấn, giữ khoảng cách vừa phải để ai cũng có mặt trong hình.

Anh Sa
Ảnh: Giang Huy

Sources: Vnexpress

Khánh Ly
Tiểu Sử Khánh Ly
  » Ảnh Sao 18/9: Hồ Ngọc Hà Diện Mốt Áo 'Có Như Không'
  » Khánh Ly: 'Mộ Trịnh Công Sơn Nên Được Giữ Ở Sài Gòn'
  » Khánh Ly: 'Tùng Dương Nhường Tôi Khi Hát Chung'
  » Khánh Ly Kết Hợp Tùng Dương Trong Đêm Nhạc Trịnh
  » Khánh Ly Vãn Cảnh Làng Quê Ở Hà Nội
  » Khánh Ly Chiêm Nghiệm Về Cái Chết Trong Đêm Nhạc
  » Khánh Ly: 'Tôi Quá Quen Với Tin Đồn Mình Chết'
  » Khánh Ly: 'Tôi Không Sợ Thời Gian Và Tuổi Tác'
  » 'Sao Mai' Khánh Ly Hát Về Nỗi Nhớ Xa Quê
  » Phú Quang: 'Chất Giọng Khánh Ly Là Thách Thức Với Ca Sĩ Trẻ'
  » Phú Quang Hướng Dẫn Minh Chuyên Tập Nhạc
  » Phú Quang: 'Khánh Ly Là Ca Sĩ Đầu Tiên Tôi Nghe Trọn Album'
  » Khánh Ly: 'Nghệ Sĩ Không Nên Xù Lông Khi Bị Nhận Xét Về Chuyên Môn'
  » Khánh Ly: 'Giọng Hát Tôi Đã Già Nhưng Tim Chưa Tàn Úa'
  » Khán Giả Sài Gòn Vây Quanh Khánh Ly
  » Khánh Ly: 'Thời Của Tôi Đã Qua'
  » Khánh Ly Thay Bốn Màu Áo, Tái Hiện 55 Năm Hát Tình Ca
  » Khánh Ly: 'Tôi Đã Chuẩn Bị Mọi Thứ Cho Việc Mình Qua Đời'
  » Diễn Viên Thanh Thủy Đệm Đàn Cho Khánh Ly Hát
  » Khánh Ly Nắm Tay Tuấn Ngọc Hát Nhạc Trịnh
  » Những Tình Ca Muôn Thuở Của Cố Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn
  » Khánh Ly: 'Tôi Ân Hận Vì Giận Trịnh Công Sơn Trước Lúc Ông Mất'
  » Khánh Ly Song Ca Với Hồng Nhung Tưởng Nhớ Trịnh Công Sơn
  » Bốn 'Nàng Thơ' Nổi Tiếng Trong Âm Nhạc Của Trịnh Công Sơn
  » Hồ Ngọc Hà Đệm Đàn Piano, Hát Cùng Danh Ca Khánh Ly