Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ » Tiểu Sử Khúc Lan


    Nước Việt Nam, vùng Thủ Dầu Một, miền Nam, có một người con gái, gọi rằng Khúc Lan, cháu chắt Khúc Thừa Dụ trên ngàn năm lịch sử. Cái tên Khúc Lan chưa lớn bằng cái tên Jacques Brel, sẽ lớn, vì, nàng còn trẻ lắm, và con đường nghệ thuật còn xa lắm, thăm thẳm trước mặt nàng. Nghệ thuật không có thiên tài. Thiên tài là sự cố gắng trau dồi nghệ tuật không ngừng. Đào đâu ra thần đồng âm nhạc, thần đồng văn chương, thần đồng tiểu thuyết, ở Việt Nam ? Bước chân vô nghệ thuật, người ta phải kiên nhẫn học hỏi, kiên nhẫn đến khi nhắm mắt, và không bao giờ chán nản, mệt mỏi. Và, đừng bằng lòng dại dột những gì mình đã có. Mình đã có những gì mình sẽ không có nữa. Nghệ thuật đứng im một chỗ. Bất động. Lúc nào đó, nhìn lại những gì mình đã có, hoảng hốt và buồn tênh than vãn : Mình đã có một thứ nghệ thuật chả đâu vào đâu. Sẽ có những gì tuyệt bích hơn. Nghệ thuật bất động. Mình bất động. Những gì sẽ có bất động. Than ôi, mình thở dài giã từ nghệ thuật. Với hối tiếc muôn vàn. Trường hợp Khúc Lan khác hẳn. "Vì, nàng còn trẻ lắm". Như vừa mới say mê nghệ thuật. Như vừa muốn làm nghệ thuật. Nàng đã say mê nghệ thuật, đã làm nghệ thuật. Chợt nghe Kỷ niệm của Phạm Duy, nàng lên tiếng, trong đêm khuya heo hút : Xin đi lại từ đầu...
    
     Khúc Lan, thuở sinh viên du học bên Nhật, đã chớm mơ mộng và lãng mạn.Cô gái Thủ Dầu Một của thị xã nên thơ nhất miền Nam, còn mang tên Bình Dương, nơi chở chất bao nhiêu người đã ôm ấp mảng cầu thơm nồng tình nghĩa quê hương và người quê hương, lừng thững xa xứ Mẹ, mang theo nỗi hoang mang. Năm ấy, 1973, quê nhà đang hiu hắt chiến trường, quê người đã no nê thanh bình đến ích kỷ và tàn nhẫn. Hoa anh đào thi nhau đua nở, rợp kín mọi tủi cực của nhân loại. Những khổ nhục của riêng mình xếp đống lên nhau, canh cánh cõi lòng Khúc Lan. Hoa đào bất lực trong sứ mạng xóa sạch niềm đau đớn của nàng. Lãng mạn và mơ mộng vừa chớm nở quê nhà, đã úa héo quê người. Cơ man nốt nhạc nhẩy múa tưng bừng quanh hồn nàng, nhưng chẳng chịu đậu trên khuôn nhạc nàng. Khúc Lan rầu rĩ. Ngày lại ngày, đêm lại đêm, nàng mong tháng năm qua mau. Để nàng về Thủ Dầu Một ươm mơ. Chỉ quê hương, chính quê hương của nàng, mới giúp đỡ nàng toại nguyện giấc mộng trở thành người soạn ca khúc, và người truyền đạt ca khúc của mình tới dân gian.
    
     Năm 1975, Khúc Lan sang Pháp. Bắt đầu một thân phận lưu vong. Nàng miên man sáng tác những ca khúc thương làng cũ, nhớ cảnh xưa. Ngậm ngùi. Hai chữ quê hương bàng bạc trong nhạc Khúc Lan. Nó rơi, rơi mãi, như nước mắt dân tha hương lưu lạc. Sầu ơi ! Rồi, một ngày kia, không thể nghe giọt lệ đổ xuống đời, Khúc Lan đẩy ca khúc của mình qua một khúc rẽ mới. Nàng làm nhạc chiến đấu. Tổng hội sinh viên Paris hoan nghênh nàng nhiệt liệt. Tuổi trẻ gặp tuổi trẻ. Paris âu yếm Khúc Lan. Bốn tập nhạc liên tiếp xuất bản. Khúc Lan chiếm ưu thế, cơ hồ Trịnh Công Sơn. Khác nhau một điểm, một điểm thôi : Trịnh Công Sơn quẫy động Sàigòn trước 1975, Khúc Lan khẽ động Paris sau 1975. Trước và sau chỉ cách nhau gang tấc. Những người coi sáng tạo nghệ thuật là lẽ sống của đời mình, trước và sau xa hun hút, mịt mùng. Y hệt lịch sử Việt Nam chuyển biến, nghệ thuật Việt Nam biến chuyển theo. Nghệ thuật Việt Nam lưu vong thì cay đắng, nghẹn ngào. Ở Sàigòn, ta phóng nghệ thuật đu giây, nhẩy múa giữa bầu trời. Trịnh Công Sơn hát nhạc Trịnh Công Sơn, áp phích viết bằng tay, dán lấp cẩu thả lên vài bức tường gần nơi Trịnh Công Sơn xuất hiện, hàng ngàn thính giả tuổi trẻ náo nức tới chiêm ngưỡng Trịnh Công Sơn, và nghe TrinhCộng Sơn hát nhạc của chàng. Ở Paris, nghệ thuật âm thầm tuyệt vọng, im lặng như tờ. Khúc Lan hát nhạc Khúc Lan, quảng cáo trịnh trọng trên báo chí, áp phích in mầu đàng hoàng dán gần nơi Khúc Lan xuất hiện, chỉ có 300 thính giả tuổi trẻ, nhiều nhất, 100 thính giả, ít nhất, náo nức tới chiêm ngưỡng Khúc Lan, và nghe Khúc Lan hát nhạc của nàng. Paris, vùng tạm trú của nghệ thuật Việt Nam. Sàigòn, vùng vĩnh cửu, vùng linh thiêng, vùng đãi ngộ nghệ thuật Việt Nam. Người truyền đạt âm nhạc, hàng triệu thính giả sung sướng nghe. Người soạn ca khúc, hàng triệu thính giả cảm phục biết. Đem Paris tạm bợ so với Sàigòn vĩnh cửu, thấy tận lòng mình xót xa ! Ai bảo Paris hách hơn Sàigòn ? Khúc Lan giành lấy quyền trả lời : Sàigòn hách hơn Paris. Đủ thứ.
    
     Đằng đẵng 8 năm, Khúc Lan cống hiến tài năng của mình cho Tổng hội sinh viên Việt Nam lưu vong, ở Paris.Tài năng của một người cống hiến một số người ít ỏi vậy sao? Khi Khúc Lan thất vọng Paris, một câu hỏi bất chợt hiện ra : Nhạc chiến đấu thôi ư ? Không phải. Nhạc chiến đấu phục vụ một giai đoạn ngắn ngủi nào đó. Nó sẽ chết, chết chẳng ai thương xót, vào một giai đoạn ngắn ngủi nào đó. Một cái tên đặt cho nó : Nhạc chiến dịch ! Xóa bỏ nó ngay. Bởi vì, âm nhạc dùng âm thanh để diễn tả niềm vui và nỗi buồn của con người, không diễn tả những cảnh thù hận, những cảnh giết chóc của loài người... Nói thật đúng, âm nhạc là nghệ thuật siêu đẳng rung lên tình yêu và hạnh phúc nhân sinh. Những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn biến đi, chỉ còn những ca khúc thương yêu của Trịnh Công Sơn tồn tại. Khúc Lan đã có câu giải thích. Và, tâm hồn nàng bị cuốn xoáy vô nhạc yêu thương và hạnh phúc. Năm 1983, Khúc Lan quyết định sang Mỹ định cư. Để sáng tác những ca khúc mới nhất.
    
     Nước Mỹ, tiểu bang California, tưởng chừng, ưu ái Khúc Lan lắm. Nàng phơi phới soạn nhạc tình yêu, phơi phới truyền đạt nhạc tình yêu của nàng. Phiền một nỗi, người Việt Nam di tản trên đất Mỹ, không ai thích Jacques Brel, không ai biết Jacques Brel, không ai thuộc Ne me quittes pas, cho nên, không ai ngưỡng mộ Khúc Lan hơi hơi giống Jacques Brel cả thế giới coi là thần tượng. Phiền một nỗi nữa, Việt Nam đã chấnm dứt chiến tranh, chẳng người nào nắc đến Joan Baez phản chiến, cho nên, ít người nghĩ đến Khúc Lan hòa bình. Cô đơn bủa vây Khúc Lan. Nàng lầm lũi bước trên sầu đạo ngập chìm hoang vu. Sầu đạo không chỉ đánh đai sáng tác và truyền đạt của nàng, mà còn thúc phọc mưu sinh tẻ nhạt. Khúc Lan cố xua đuổi những cảnh tượng tê tái ấy. Và, nàng tự hỏi : Giọt nước có biết mình là giòng sông ? Giọt nước Khúc Lan có biết mình sẽ là giòng sông Khúc Lan. Quả quyết thế. "Thiên tài là sự cố gắng trau dồi nghệ thuật không ngừng". 13 năm sống kiếp du mục, ở nước Mỹ, vây kín bằng vật chất và vật chất, Khúc Lan đã tuyệt vọng. Tinh thần đâu ? Sáng tác khó lòng bay lên, bay xa, bay cao, bay vun vút vào hư vô. Nó đã bay, còn bay, mãi mãi bay là đà, trên mặt cỏ hoang héo úa. Nghệ thuật Việt Nam, trong cõi tạm, là vậy đó. Người ta đã ồn ào vẽ gấm thêu hoa quanh mình nó. Rời rạc và ngượng nghịu làm sao ! Chỉ Khúc Lan hiểu nổi mọi nỗi ưu phiền cắm chông lên nghệ thuật. Đủ ngành. Và nàng, nghệ sĩ trẻ kể tự 1975, thấy mình chới với giữa giòng nhạc lưu vong.
    

Source: hung-viet

Khúc Lan Lời Nhạc
» Sa Mạc Tình Yêu
» Ước Hẹn
» Và Em Còn Mãi Yêu Anh
» Anh Hỡi Em Về Đây - Je Suis Revenu
» Chiếc Lá Mùa Đông
» Dĩ Vãng Nhạt Nhòa
» Chiếc Lá Mùa Đông
» Đêm Nay Em Thấy Cô Đơn
» Em Vẫn Sầu
» Cơn Mưa Trong Đời
» Hoa Nào Anh Quên
» Đêm Hoang Vắng
» Cho Em Mãi Được Yêu
» Môi Tím
» Yêu Em Hết Cả Trái Tim
» Rượu Buồn
» Ngàn Năm Vẫn Đợi
» Yêu Một Người
» Một Thuở Yêu Người
» Trái Tim Lầm Lỡ
» Xa Nhau Từ Đây
» Một Thưở Yêu Người
» Tình Ơi Có Hay
» Tình Nồng
» Vết Đau Trong Linh Hồn
» Hoài Mộng