Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ » Tiểu Sử Bạch Huệ


    Nghệ thuật đờn ca tài tử cổ nhạc là tiền thân của nghệ thuật hát cải lương. Các nghệ sĩ ca tài tử có giọng tốt, ca hay, khi bước qua lãnh vực nghệ thuật hát cải lương thì thường được giao cho đóng những vai kép chánh, đào mùi dù cho nghệ thuật diễn xuất của họ còn non kém.
    Giọng ca vàng
    Qua một thời gian, nghề dạy nghề, các nghệ sĩ có giọng ca vàng mà diễn xuất kém được các bạn diễn bậc thầy chỉ điểm thêm và bản thân của nghệ sĩ đó cũng rút được kinh nghiệm, tự rèn luyện thêm để trở thành những nghệ sĩ tài danh sau nầy. Trong những năm giữa thập niên 50 và thập niên 60, những nghệ sĩ bắt đầu cuộc đời nghệ thuật của mình bằng giọng ca vàng thiên phú đó có thể kể như nghệ sĩ Hữu Phước, Thành Được, Minh Vương, Minh Cảnh, Minh Phụng, Tấn Tài, Hùng Cường , Bạch Tuyết, Mỹ Châu,…
    Tuy nhiên cũng có những nghệ sĩ đờn ca tài tử nổi danh trong các hãng dĩa, các đài phát thanh Pháp Á, đài phát thanh Saigon và nơi các nhà hàng ca nhạc danh tiếng của Saigon hoa lệ, khi bước vào lãnh vực sân khấu cải lương, các danh ca tài tử đó thữ sức chỉ một vài năm, không thành danh nghệ sĩ sân khấu, họ trở về lãnh vực ca tài tử, sở trường của họ và sống suốt đời với nghề đờn ca tài tử. Có thể kể như các danh ca Thành Công, Chín Sớm, Sáu Thoàng, cô Ba TràVinh, cô Ba Bến Tre, cô Ngọc Ánh, Bạch Huệ, Huyền Trân, …vân …vân.
    Nữ danh ca tài tử Bạch Huệ tên thật là Huỳnh Thị Huệ, sanh năm 1933 tại Cần Thơ. Con của nhạc sư Sáu Tửng, chuyên đờn kìm và là em ruột của nhạc sĩ tân nhạc Huỳnh Anh, người được biết qua hai bài tân nhạc đã một thời là nhạc được ưa thích nhất của giới sinh viên – thanh niên ở Saigon.
    Đó là bản nhạc Hoa trắng thôi cài trên áo tím, nhạc Huỳnh Anh, thơ Kiên Giang và bản nhạc Mưa Rừng, sáng tác riêng cho cố nữ nghệ sĩ Thanh Nga ca trong tuồng Mưa Rừng của Hà Triều Hoa Phượng.
    Truyền thống gia đình
    Từ nhỏ, cô Bạch Huệ đã thâm nhiểm điệu đàn câu ca cổ nhạc vì cha của cô là nhạc sư chuyên xử dụng cây đờn kìm, ông có nhiều bạn nhạc sĩ thường tổ chức những buổi đờn ca tài tử ở địa phương. Khi nhạc sư Sáu Tửng đi đờn cho gánh hát của bà Phùng Há thì ở nhà, cô Bạch Huệ cũng được các chú bác nhạc sĩ, bạn của cha cô dạy cho cô ca và mời cô tham gia các buổi đờn ca tài tử. Bạch Huệ nổi tiếng là một danh ca, ca rất đúng bài bản cổ nhạc và ca chắc nhịp, giọng ca mượt mà truyền cảm nên nhiều người khuyên cô nên theo nghề nghiệp cầm ca của gia đình.
    Năm 1947, lúc 14 tuổi, Bạch Huệ lên Saigon tìm đường tiến thân bằng con đường ca cổ nhạc. Nhiều nhạc sĩ đờn cho các quán ca nhạc và đài phát thanh là bạn của nhạc sư Sáu Tửng nên họ mời Bạch Huệ đến ca trong quán ca nhạc Đức Thành Hưng ở sau chợ Saigòn và quán cổ nhạc của thầy Mười An ở Cầu Ông Lãnh. Cô Bạch Huệ nổi danh là một danh ca chẳng những tốt giọng mà về nghệ thuật, cô ca rành rẽ, đúng điệu 20 bài bản Tổ, 3 Nam, 6 Bắc, 4 Oán và 7 bài. Đây là một trường hợp đặc biệt vì ít có ca sĩ học đầy đủ trọn bài bản, phần đông các ca sĩ chỉ học ca từng lớp của mỗi bài ca. Ví vụ ca Nam Ai, họ chỉ học Nam Ai lớp một hay bản Nam Ai lớp mái, chứ không học đủ trọn bài một cách căn bản như Bạch Huệ.
    Danh ca Tám Thưa, trưởng Ban Việt Nam Cổ Nhạc đoàn mời cô ca trên đài Phát Thanh Pháp Á và sau đó thu nhận cô làm ca sĩ của Ban Việt Nam Cổ nhạc đoàn. Đài Phát Thanh Saigon. Các hãng dĩa Asia, Hoành Sơn, Pathé cũng nhanh chóng khai thác giọng ca lạ và khả năng ca nhiều bài bản của nữ danh ca Bạch Huệ để giới thiệu với thính giả miền Nam và cả thính giả Hà Nội và Huế
    Nữ ca sĩ Bạch Huệ ca theo lối chân phương, đúng từng điệu thức, đúng theo phong cách tài tử nên thính giả , thực khách của các nhà hàng ca nhạc rất thích nghe nữ danh ca Bạch Huệ ca, tuy nhiên vì số thính giả chọn lọc nên số thính giả đó chỉ là một số rất ít nếu so với khán giả cải lương, vì vậy thu nhập của các ca sĩ tài tử như Bạch Huệ, Sáu Thoàng, Chín Sớm cũng thua sút xa so với các danh ca vọng cổ trong lãnh vực cải lương như Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Mỹ Châu, Ngọc Giàu…
    Các danh ca chuyên đờn ca tài tử như Sáu Thoàng, Chín Sớm, Thành Công, Kim Nguyên gia nhập các gánh hát Kim Thoa, Thanh Minh, Kim Chung với hy vọng tìm một địa vị khả quan trên sân khấu cải lương nhờ vào giọng ca tốt và biết nhiều bài bản cổ nhạc. Nữ danh ca Bạch Huệ cũng gia nhập đoàn hát Hoài Dung – Hoài Mỹ và trong hai năm 1957 – 1958, cô đã thay đổi qua các đoàn hát khác như Song Kiều, Kim Thanh, Tơ Đồng nhưng ca sĩ Bạch Huệ sớm nhận ra rằng hát trên sân khấu cải lương không phải chỉ có ca cổ nhạc mà còn phải có khả năng diễn xuất, phải có duyên sân khấu và phản ứng nhạy bén với các bạn diễn. Diễn viên cải lương muốn thành công cần phải có nhan sắc đẹp, giỏi vũ đạo trên sân khấu, có phong thái sang trọng, và nhứt là có dịp may gặp một vai tuồng thích hợp để phát huy khả năng ca diễn của mình.
    Danh ca vọng cổ
    Nữ ca sĩ Bạch Huệ không được khán giả hoan nghinh như các thính giả đã hoan nghinh giọng ca tài tử của Bạch Huệ. Do đó, tuy trong việc đờn ca tài tử ở các đài phát thanh, hãng dĩa hay các quán ca nhạc không mang lại cho Bạch Huệ một số thu nhập khá để cho cuộc sống được thoải mái nhưng Bạch Huệ cũng đành chấp nhận việc trở về với ca nhạc tài tử ở Đài Phát Thanh, hợp với khả năng của cô.
    Trong những thập niên 50, 60, 70, các danh ca vọng cổ thành danh trên sân khấu cải lương đều có ký contrat bạc triệu với các bầu gánh hát, số lương cũng lên đến vài ngàn đồng mỗi suất hát. Các danh ca tài tử thì bị thiệt thòi về tài chánh, số thu nhập rất khiêm tốn. Ca sĩ Thành Công có vợ là chủ tiệm may Hạnh Dung nên cuộc sống kinh tế thoải mái hơn các ca sĩ tài tử khác.
    Nữ ca sĩ Bạch Huệ vẫn đeo đuổi theo nghiệp cầm ca mà cô đã chọn theo truyền thống của gia đình. Tuy thu nhập vừa đủ sống nhưng về phần tinh thần thì Bạch Huệ được các nghệ sĩ ngành ca cổ tôn vinh là bậc thầy trong lối ca tài tử.
    Khi cô Ngọc Ánh, giảng viên dạy ca cổ nhạc trường quốc gia âm nhạc từ trần, Bạch Huệ được mời dạy ca thế cho cố nghệ sĩ Ngọc Ánh.
    Đến những năm 1990, tình hình sân khấu cải lương xuống dốc, người ta tổ chức mỗi tháng một lần chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc với hy vọng phục hồi phong trào đờn ca tài tử cổ nhạc, tiền thân của nghệ thuật sân khấu cải lương. Nội dung chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc gồm có nhiều bài vọng cổ nổi tiếng, nhiều trích đoạn cải lương hay với thành phần nghệ sĩ tài danh nhiều thế hệ đã thu hút đông đảo khán giả mỗi tháng một lần, khi thì Vầng Trăng Cổ Nhạc được tổ chức trên sân thượng khách sạn Rex, khi thì được tổ chức trong khu du lịch Đầm Sen. Ở khu dưỡng lão nghệ sĩ cũng tổ chức mỗi tháng một lần chương trình Đêm Rằm Ca Hát.
    Các tỉnh tổ chức Vầng Trăng Cổ Nhạc ở địa phương và tổ chức nhiều cuộc thi tuyển những giọng ca vàng, các tour du lịch sinh thái có đờn ca tài tử cổ nhạc. Nữ ca sĩ Bạch Huệ tuy đã lớn tuổi nhưng sức khoẻ nghệ sĩ Bạch Huệ còn tốt, giọng ca còn truyền cảm nên cô được mời dạy ca cho các lớp ca tài tử từ vỡ lòng đến các lớp cao với 20 bài bản tổ ở thàng phố và một số tỉnh như Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Cần Thơ. Nữ nghệ sĩ Bạch Huệ cũng được mời làm giám khảo các kỳ thi đờn ca tài tử ở thành phố và các tỉnh.
    Khi sân khấu cải lương diễn trọn tuồng không có rạp hát để diễn, khán giả cải lương mất dần thói quen đến rạp hát để coi hát thì những chương trình ca lẽ, ca vọng cổ và hát trích đoạn cải lương của Vầng Trăng Cổ Nhạc được khán thính giả ưa thích, dịp nầy khiến cho nữ nghệ sĩ Bạch Huệ và các ca nhạc sĩ chuyên đờn ca tài tử có đất để hoạt động. Nữ nghệ sĩ Bạch Huệ được phong là Nghệ Nhân Dân Gian sau 60 năm góp công với nền nghệ thuật đờn ca tài tử.
    Hiện nay ít có nghệ sĩ thông hiểu tường tận và đầy đủ 20 bài bản Tổ, phần lớn các nghệ sĩ chỉ học ca từng lớp trong mỗì bản ca theo yêu cầu của từng tuồng, tôi nghĩ là nếu không thu thanh ghi âm lại tất cả điệu thức, cách ca, cách đờn thì tôi e rằng sau khi các nghệ nhân lão thành khuất núi rồi thì nghệ thuật đòn ca 20 bài bản Tổ sẽ thất truyền.

Source: maxreading

Tên Bài Báo về Bạch HuệNgày Đăng
 Liveshow Nghệ Sĩ Lý Bạch Huệ Tri Ân Cuộc Đời 08 Tháng 05, 2015
 Nghệ Sĩ Lý Bạch Huệ Tri Ân Cuộc Đời 07 Tháng 05, 2015
 Thương Tiếc Nghệ Nhân Dân Gian Bạch Huệ! 14 Tháng 10, 2013
 Vĩnh Biệt Nghệ Nhân Bạch Huệ 13 Tháng 10, 2013
 Nghệ Sĩ Lý Bạch Huệ: “Tôi Quý Trọng Sự Nhiệt Tình Của Thí Sinh Cao Tuổi” 29 Tháng 09, 2012
 Vì Sao Nghệ sĩ Lý Bạch Huệ "Tạm Rời" Sân Khấu? 20 Tháng 01, 2011
Bạch Huệ Cải Lương
» Lấy Chồng Xa
» Trích Đoạn Mục Liên Cứu Mẹ
Bạch Huệ Tân Cổ
» Dạ Cổ Hoài Lang
» Nửa Hồn Thương Đau
» Dạ Cổ Hoài Lang
» Đường Vào Đạo
» Vọng Cổ Nhịp 4
» Vọng Cổ Nhịp 2, 8, 16, 32
» Bắc Sơn Trà
» Dạ Cổ Hoài Lan
» Ngũ Đối Hạ
» Giang Nam
» Long Ngâm
» Cổ Bản 34 câu
» Quê Hương